Thứ Hai, 1 tháng 2, 2010

Làng Vị Hạ

Nguyễn Đức Chung

LÀNG VỊ HẠ

quê hương Nguyễn Khuyến

Hội đồng hương Vị Hạ xuất bản

1990

LỜI NÓI ĐẦU

Uống nước nhớ nguồn. Có làng mới có nước. Làng nước là hai từ đi liền với nhau. Nhân dịp thành lập Hội đồng hương của những người làng Vị Hạ sống ở Hà Nội, tôi viết tài liệu này để ôn lại một số chuyện cũ ở làng và nhất là để cho thanh niên và những lớp người sinh sau hiểu thêm về làng mình, từ đó mà tăng thêm tình cảm quê hương, tình nghĩa xóm làng.

Tài liệu gồm ba phần. Phần thứ nhất nói về làng Vị Hạ hình thành và phát triển, những địa danh, những công trình văn hóa, phong tục tập quán, sự quản lí hành chính, kinh tế và những chuyện cũ thời xưa. Phần thứ hai viết từ cách mạng tháng 8-1945 đến hết kháng chiến chống Pháp, ghi lại những sự kiện xảy ra trong thời kì đó. Phần cuối là phụ lục gồm những tài liệu chi tiết bổ sung cho hai phần trên.

Cách viết nhiều chỗ dùng hình thức kể chuyện để phản ánh được đầy đủ sự việc. Tôi xin lưu ý thêm: Nhiều người ngày cách mạng tháng 8-1945 và ngày kháng chiến chống Pháp còn là thanh niên, nay đã là ông, là cụ nhưng trong tài liệu này, tôi vẫn gọi là anh, là chị cho phù hợp với tuổi thanh niên của họ thời ấy để độc giả thấy rõ vai trò của thanh niên trong cách mạng và để mai sau không hiểu lầm rằng những người tham gia cách mạng đều là những người già nua, tuổi tác.

Tôi cũng mong rằng sẽ có bạn khác viết tiếp từ kháng chiến chống Mỹ đến nay.

Cuối cùng tôi rất hoan nghênh những ý kiến bổ sung và cảm ơn bà con đã cung cấp tài liệu.

Hà Nội, ngày 1 – 1 – 1990

Người biên soạn

NGUYỄN ĐỨC CHUNG

MỤC LỤC

Lời nói đầu …………..……………………………………………. trang 1

PHẦN THỨ NHẤT

Thời kì trước cách mạng tháng 8 – 1945

1. Làng Vị Hạ hình thành và phát triển …………………………..…t. 3

2. Những địa danh, những công trình văn hóa và phong tục tập quán t.6

2.1 Chợ Và, chợ Đồng …………………………………………………t.7

2.2 Mả Vàn …………………………………………………………….t.8

2.3 Đống Kiêu, Đống Sắn ……………………………………………...t.8

2.4 Đống Tranh…………………………………………………………t.8

2.5 Đường Ngang…………………………………………...…………..t.8

2.6 Đường Nghinh thánh ………………………………………………t.9

2.7 Nương dâu………………………………………………………….t.9

2.8 Ao Điếm, ao Rối…………………………………………………..t.9

2.9 Cống Đình……………………………………………………….t.9

2.10 Tờ Chỉ…………………………………………………………t.10

2.11 Tam Bảo ………………………………………………………t.10

2.12 Đình…………………………………………………………..t.11

2.13 Chùa…………………………………………………………t.11

2.14 Đền Thánh Cả……………………………………………….t.12

2.15 Đền Đồng Bến……………………………………………….t.12

2.16 Đền xóm Đông……………………………………………….t.12

2.17 Cầu Đá……………………………………………………….t. 13

2.18 Việc làng…………………………………………………….t. 13

2.19 Săn cuốc…………………………………………………......t. 16

3. Quản lí hành chính, kinh tế ………………………………………t. 17

3.1 Chính quyền……………………………………………………...t. 17

3.2 Canh phòng…………………………………………………....t. 18

3.3 Thuế…………………………………………………………….t. 19

PHẦN THỨ HAI

Từ cách mạng thánh 8 -1945 đến hết kháng chiến chống Pháp

1. Từ tổng khởi nghĩa đến ngày bị giặc tạm chiếm…………………..t.23

2. Từ ngày bị giặc tạm chiếm đến ngày được giải phóng………..…t. 24

2.1 Giặc tiến vào làng………………………………………………..t. 25

2.2 Vụ xung đột ở Chùa: hai du kích và bố một du kích bị giết…….t. 25

2.3 Bắt hụt hai thanh niên: thôn đội phó du kích bị giết…………….t. 26

2.4 Bắt hụt Lê Trọng Hoành, Lê Trọng Đoán……………………..…t. 27

2.5 Xây bốt tề võ trang và tổ chức hương dũng………………………t. 27

2.6 Công tác dân vận, tình báo và binh vận………………………….t. 27

2.7 Bằng một sợi dây phá được một cuộc càn……………………….t. 28

2.8 Lê Trọng Hoành đền tội………………………………………….t. 29

2.9 Đánh bốt Vị Hạ…………………………………………………...t. 30

2.10 Anh Nguyễn Tuấn Phong bị giết, anh Nguyễn Mạnh Thường và anh Nguyễn Ngọc Phô bị bắt……………………………………..t. 31

Kết luận ………………………………………………………………t. 32

PHỤ LỤC

1. Các họ ở làng Vị Hạ ……………………………………………..t. 34

2. Những vị khoa mục thời Nho giáo…………………….………..t. 35

3. Những cán bộ chủ chốt của Vị Hạ hoạt động ở vùng địch hậu trong thời gian làng bị địch chiếm đóng………………………………t. 36

Những gia đình có hầm bí mật để giấu cán bộ………………….t. 37

4. Du kích và cán bộ địch hậu trong thời kì kháng chiến chống Pháp hi sinh tại địa phương ………………………………………………t. 37

Những người làng Vị Hạ tham gia kháng chiến chống Pháp ở những nơi khác…………………………………………………………t. 37

5. Đại tự và câu đối ở đình………………………………………..t. 42

6. Bản dịch 6 đạo sắc của vua nhà Nguyễn phong cho 4 vị dương thần làng Vị Hạ ………………………………………………………t. 43

7. Ngọc phả dương thần Đông Hải đại vương…………………….t. 44

PHẦN THỨ NHẤT

(sẽ cập nhật)

PHẦN THỨ HAI

(sẽ cập nhật)

PHỤ LỤC

phụ lục 1

Các họ ở làng Vị Hạ

9 họ Nguyễn

- Họ Nguyễn Tôn (họ cụ Nguyễn Khuyến, ông giáo Viên,

ông giáo Tập, ông San, ông Thụy…)

- Họ Nguyễn Gia (họ ông Thi, ông đội Túy, ông chánh Du,

ông cả San, ông Nhì…)

- Họ Nguyễn Tác (họ cụ Cửu Kế, ông Hạm, ông Thường…)

- Họ Nguyễn Viết (họ cụ Hầu Phó, ông hương Viết, ông

Nguyên, tức Yên Sơn…)

- Họ Nguyễn Trung (họ ông ký Cần, ông Sân, ông nhiêu Mói…)

- Họ Nguyễn Đình (họ ông Muối, ông Rinh, ông Thung,…)

- Họ Nguyễn Khắc

- Họ Nguyễn Chắn (người làng Vọc, khi giặc Pháp đóng bốt

Bảo Long, tản cư vào Vị Hạ năm 1947. Nay

con cháu ở luôn đây)

- Họ Nguyễn Năng

2 họ Lê

- Họ Lê (họ cụ kép Nhân, ông đồ Cừ, ông

thông Roãn, ông Tư Dị …)

- Họ Lê Danh (họ ông hương Tào, ông nhiêu Đường…)

2 họ Vũ

- Họ Vũ (họ ông Ước Đà, ông nhiêu Viết, ông binh

Tòng, ông Ỷ, ông Tung, ông Phúc…)

- Họ (họ ông phó Tô, ông Hồ, anh Sang…)

2 họ Phan

- Họ Phan (họ cụ tổng Hào, ông bát Chuẩn, ông tổng

Tuyến, ông phó Huân…)

- Họ Phan (họ ông Chốt, ông binh Nhót…)

Tổng cộng 15 họ, chưa kể 7 họ chỉ có một vài gia đình do vô tự hay phiêu bạt đi nơi khác, nay không còn ai ở làng:

- Họ Lê (Lê Bá Hành)

- Họ Nguyễn (cụ Tân Đụn)

- Họ Hoàng (Hoàng Văn Lạp)

- Họ Ninh (Ninh Văn Sử)

- Họ Lã (Lã Văn Các, tức xã Đản)

- Họ Phạm (Phạm Văn Tính, tức Tính Đạp)

- Họ Mai (Mai Đặc, tức cụ từ Mua)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét